Kinh Nguyệt Màu Đen Ở Tuổi Dậy Thì Có Sao Không? Nên Dùng Thuốc Gì? Nếu trẻ dậy thì có kinh nguyệt màu đen ngày đầu hoặc ngày cuối kỳ hành kinh thì không cần quá lo. Bởi nguyên nhân đa phần là do thời gian này; máu kinh xuất ra chậm và cần nhiều thời gian để tống xuất ra khỏi cơ thể. Do đó, màu sắc có thể thay đổi từ màu đỏ bình thường; sang màu nâu hoặc đen.
Kinh Nguyệt Màu Đen Ở Tuổi Dậy Thì Có Sao Không? Nên Dùng Thuốc Gì?
Kinh nguyệt bắt đầu là bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành của các bé gái trong thời gian dậy thì. Thế nhưng ở giai đoạn này kinh nguyệt thường chưa ổn định và có dấu hiệu bất thường, một trong số đó là tình trạng kinh nguyệt màu đen. Vậy kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt là dấu hiệu quan trọng báo hiệu tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Thế nhưng kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vậy nguyên nhân nào khiến cho kinh nguyệt có màu sắc này, sức khoẻ có đang gặp vấn đề gì không?
Kinh nguyệt có màu đen đỏ sẫm thường xuất hiện ở mỗi tháng, chu kỳ kéo dài 3 – 7 ngày. Thế nhưng, trong thời gian dậy thì nhiều người lại gặp phải vấn đề kinh nguyệt màu đen. Nguyên nhân là do máu kinh bị ứ đọng nhiều trong tử cung không đẩy ra ngoài được. Máu bị oxy hoá trong khi thoát khỏi tử cung nên chuyển sang màu nâu, màu đen sẫm.
Hoặc nếu như máu kinh nguyệt có màu đen ở đầu hay cuối chu kỳ hành kinh thì là do đây là giai đoạn dậy thì, máu kinh xuất ra còn chậm, cần nhiều thời gian để đẩy ra khỏi cơ thể nên chuyển từ màu đỏ bình thường sang màu nâu đen, thậm chí là vón cục. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết tố do dinh dưỡng, sinh hoạt. Hay cấu tạo của cổ tử cung bất thường khiến máu khó đẩy ra ngoài.
Kinh Nguyệt Màu Đen Ở Tuổi Dậy Thì Có Nguy Hiểm Không?
Nếu như trước ngày hành kinh bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn đồ lạnh, đồ chiên nhiều dầu mỡ hay đầu óc bị stress thì điều này là bình thường khi máu kinh có màu đen. Trái lại, nếu như bạn vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường mà máu kinh lại có màu đen và đau bụng dữ dội, kinh nguyệt có mùi hôi, vùng kín bị ngứa rát thì có thể đang gặp phải những tình trạng sau:
- Rối loạn kinh nguyệt: Do cấu tạo của vùng dưới đồi tuyến yên, buồng trứng vẫn chưa ổn định nên kinh nguyệt mỗi tháng còn chưa đều làm kinh nguyệt bị rối loạn. Ngoài ra các vấn đề ở tuyến giáp, dùng thuốc tránh thai hằng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể là nguyên nhân. Bạn cần theo dõi thêm tình trạng sức khoẻ của mình và sử dụng thuốc điều hoà kinh nguyệt thêm nếu cần thiết.
- Nhiễm trùng hay mắc bệnh lây truyền đường tình dục: Các bệnh lậu, chlamydia có thể là nguyên nhân gây tiết dịch khó chịu, đau, rát và kinh nguyệt màu đen. Nếu như có quan hệ tình dục bạn cần đến bác sĩ kiểm tra kỹ và điều trị vì để lâu có thể gây vô sinh.
- Tích tụ kinh nguyệt: Nếu cơ thể có vấn đề với màng trinh, vách ngăn âm đạo hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi là không có cổ tử cung thì sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt có màu đen.
Làm Thế Nào Để Cải Thiện Màu Của Kinh Nguyệt?
Ở tuổi dậy thì tình trạng kinh nguyệt màu đen không có gì đáng ngại. Bạn không nên quá lo lắng bởi căng thẳng cũng ảnh hưởng đến màu sắc của kinh nguyệt mà hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Uống đủ nước: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cho lượng đường huyết trong máu được ổn định.
- Ăn uống đủ chất: Một chế độ dinh dưỡng đủ chất nhất là vitamin, sắt và khoáng chất từ rau củ, thịt đỏ sẽ nâng cao sức khoẻ, giúp ổn định nội tiết tố.
- Tập luyện thể dục: Làm tăng cường tuần hoàn máu, loại bỏ những chất độc hại cho cơ thể, hỗ trợ điều tiết kinh nguyệt tốt hơn, hạn chế tình trạng máu kinh ra lâu bị ứ đọng đổi màu.
- Không dùng các chất kích thích: Nên loại bỏ cafe, nước ngọt, thuốc lá hay những thực phẩm có chứa chất kích thích ra khỏi thực đơn mỗi ngày để không gây ảnh hưởng cho sức khoẻ và cả kinh nguyệt.
Nhìn chung, nếu như thấy kinh nguyệt màu đen ở tuổi dậy thì bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ việc thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ là sẽ hỗ trợ điều hoà cải thiện kinh nguyệt ổn định. Theo dõi thêm trong một thời gian nữa nếu như không có chuyển biến tốt thì hãy đến các bác sĩ phụ khoa để thăm khám kỹ hơn.